* Yêu cầu đối với dung dịch Bentonite:
Bentonite là loại đất sét thiên nhiên, khi hoà tan vào nước sẽ cho ta một dung dịch sét có tính chất đẳng hướng, những hạt sét lơ lửng trong nước và ổn định trong một thời gian dài. Khi một hố đào được đổ đầy bentonite, áp lực dư của nước ngầm trong đất làm cho bentonite có xu hướng rò rỉ ra đất xung quanh hố. Nhưng nhờ những hạt sét lơ lửng trong nó mà quá trình thấm này nhanh chóng ngừng lại, hình thành một lớp vách bao quanh hố đào, cô lập nước và bentonite trong hố. Quá trình sau đó, dưới áp lực thủy tĩnh của bentonite trong hố thành hố đào được giữ một cách ổn định. Nhờ khả năng này mà thành hố khoan không bị sụt lở đảm bảo an toàn cho thành hố và chất lượng thi công. Ngoài ra, dung dịch bentonite còn có tác dụng làm chậm lại việc lắng xuống của các hạt cát… ở trạng thái hạt nhỏ huyền phù nhằm dễ xử lý cặn lắng.
Dung dịch Bentonite trước khi dùng để khoan cần có các chỉ số sau (TCXD 326-2004):
+ Độ pH : 7 – 9
+ Dung trọng: 1,05-1,15 T/m3.
+ Độ nhớt: 18-45 giây.
+ Hàm lượng cát: <6%.
* Công tác khoan :
Đơn vị thi công sử dụng máy khoan KH125-3 và Bauer BG22
– Hạ mũi khoan: Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan với tốc độ khoảng 1,5m/s. Góc nghiêng của cần dẫn từ 78,50¸830, góc nghiêng giá đỡ ổ quay cần Kelly cũng phải đạt 78,50¸830 thì cần Kelly mới đảm bảo vuông góc với mặt đất.
– Việc khoan:
+ Khi mũi khoan đã chạm tới đáy hố máy bắt đầu quay.
+ Tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14-16 vòng/phút, sau đó nhanh dần 18-22 vòng/phút.
+ Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống 1-2 lần để giảm bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu.
+ Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 v/p) để tăng mô men quay.
Do địa chất công trình có lớp đá phong hóa rất lớn nên sử dụng máy KH125-3 khoan đến lớp đá phong hóa, tiếp tục khoan cho đến khi nào không thể khoan được nữa (theo kinh nghiệm của nhà thầu chỉ khoan sâu được từ 2 đến 2,5m) thì dùng máy khoan đá Bauer BG22 khoan.
– Rút cần khoan:
+ Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan; từ từ rút cần khoan lên với tốc độ khoảng 0,3¸0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhanh sẽ tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi lanh ép cần khoan (kelly bar) để ép và rút gầu khoan lấy đất ra ngoài.
+ Đất lấy lên được tháo dỡ, đổ vào nơi qui định và vận chuyển đi nơi khác.
* Yêu cầu:
– Trong quá trình khoan người lái máy phải điều chỉnh hệ thống xi lanh trong máy khoan dể đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không được vượt quá 1% chiều dài cọc .
-Khi khoan qua chiều sâu của ống vách, việc giữ thành hố được thực hiện bằng vữa bentonite.
-Trong quá trình khoan, dung dịch bentonite luôn được đổ đầy vào lỗ khoan. Sau mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, bentonite phải được đổ đầy vào trong để chiếm chỗ. Như vậy chất lượng bentonite sẽ giảm dần theo thời gian do các thành phầm của đất bị lắng đọng lại. Mực nước trong hố khoan phải luôn cao hơn mực nước ngầm tĩnh cao nhất của các tầng nước ngầm chảy qua hoặc lân cận lỗ khoan 1m
-Hai hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau 2¸3 ngày để khỏi ảnh hưởng đến bê tông cọc. Khoan hố mới phải cách hố khoan trước là L >=3d
|
* Kiểm tra hố khoan:
Sau khi xong, dừng khoảng 30 phút đo kiểm tra chiều sâu hố khoan, nếu lớp bùn đất ở đáy lớn hơn 1 m thì phải khoan tiếp nếu nhỏ hơn 1 m thì có thể hạ lồng cốt thép.
e/ Nạo vét hố khoan:
– Lớp mùn khoan có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc. Vì vậy khi kiểm tra độ sâu hố khoan cần xác định chiều sâu lớp mùn khoan cần nạo vét.
– Dùng gàu hình trụ có chế độ làm việc gần giống như gàu ngoặm máy xúc lắp vào máy khoan để nạo vét. Những công việc tiếp theo của thi công cọc nhồi chỉ được phép tiếp tục khi độ sâu hố khoan đạt đến độ sâu thiết kế. (Đo bằng thước dây)
f/ Thi công cốt thép:
* Chế tạo khung cốt thép: (hình 1)
– Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép được thuận tiện, tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường. Do những thanh cốt thép để buộc khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyển phải dùng ô tô tải trọng lớn, khi bốc xếp phải dùng cẩn cẩu di động. Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân loại nhãn hiệu, đường kính độ dài. Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện trường thi công sau đó khung cốt thép đươc sắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường, trước khi thả khung cốt thép vào lỗ lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa. Để cho những công việc này được thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có đường đi không cản trở việc vận chuyển của ô tô và cần cẩu. Đảm bảo đường vận chuyển phải chịu đủ áp lực của các phương tiện vận chuyển.
– Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải xếp lên thành đống, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường. Nhưng nhằm tránh các sự cố xảy ra gây biến dạng khung cốt thép tốt nhất ta ta chỉ xếp lên làm 2 tầng.
– Khung cốt thép của cọc được chế tạo tại hiện trường. Khung cốt thép được chế tạo trên các giá đỡ định hình sẵn, mỗi đoạn khung có 3 giá đỡ, các giá đỡ này đặt trên cùng một độ cao. Để đảm bảo độ dày của lớp bảo vệ 10 cm thường có gắn ở mặt ngoài của cốt thép chủ một dụng cụ định vị cốt thép. Dụng cụ định vị cốt thép làm bằng bê tông cấp độ bền B25 được gắn vào các vị trí xác định trên lồng cốt thép theo thiết kế.
* Hạ khung cốt thép: (hình 2)
– Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố khoan.
Dùng cần cẩu nâng lồng cốt thép lên theo phương thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống trong lòng hố khoan, đến khi đầu trên của lồng cốt thép cách miệng ống vách khoảng 120 cm thì dừng lại. Dùng hai ống thép tròn F60 luồng qua lồng thép và gác hai đầu ống thép lên miệng ống vách.
– Tiếp tục cẩu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để các cây thép chủ tiếp xúc dọc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết theo yêu cầu thiết kế.
– Sau khi kiểm tra các liên kết thì rút hai ống thép đỡ lồng thép ra và cần cẩu tiếp tục hạ lồng thép xuống theo phương thẳng đứng. Công tác hạ lồng thép đựợc lặp lại cho đến khi hạ đủ chiều sâu thiêt kế, lồng thép được đặt cách đáy hố đào 10 cm để tạo lớp bê tông bảo vệ.
– Lồng thép được đặt đúng cos đài móng nhờ các thanh thép chờ đặt cách đều theo chu vi lồng thép. Đầu dưới được liên kết với thép chủ còn đầu trên được hàn vào thành ống vách, các thanh thép này được cắt rời khỏi ống vách khi công tác đổ bê tông kết thúc.
– Để tránh sự đẩy nổi lồng cốt thép khi thi công đổ bê tông cần đặt ba thanh thép sắt hình tạo thành một tam giác đều hàn vào ống vách để kìm giữ lồng thép lại.
– Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây cẩu ở đúng trục tim của khung tránh làm khung bị vặn.
* Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai: (hình 3)
– Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế cho cọc. Sau khi cố định cốt dựng khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định, có thể gia công trước cốt đai và cốt dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ khung vào cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉnh cho đúng.
– Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với độ dài đã có ở phần kết cấu, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối độ dài.
– Do vậy việc thi công các khung cốt thép có ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp. Do phải buộc rất nhiều đoạn khung cốt thép giống nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc thép để nâng cao hiệu suất.
* Biện pháp gia cố để khung cốt thép không bị biến dạng:
– Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến dạng thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta phải bố trí 2 móc cẩu trở lên.
– Cho dầm chống vào trong khung để gia cố và làm cứng khung, khi lắp khung cốt thép thì tháo bỏ dầm chống ra. Đặt một cột đỡ vào thành trong hoặc thành ngoài của khung thép.
g/ Hạ ống Tremic:
Mỗi đoạn ống dài 3m được nối với nhau bằng các ren, một số ống có chiều dài thay đổi 0,5m , 1,5m , 2m để lắp linh động, phù hợp với chiều sâu hố khoan. Đáy ống cuối cùng hình vát, đường kính ống là 273mm, đoạn trên cùng làm le ra tì vào giá đỡ bắc ngang qua miệng vách casinc.
+ Chuẩn bị: Tập kết ống tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối
+ Lắp giá đỡ: Giá đỡ dùng làm hệ đỡ của ống đổ bê tông. Giá đỡ có cấu tạo đặc biệt bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với chế tạo như vậy có thể dễ dàng tháo lắp ống thổi rửa.
+ Lắp ống đổ:Ống đổ có đầu vát được hạ đầu tiên, tiếp theo hạ các ống đổ có chiều dài 3m, cuối cùng hạ các ống có chiều dài linh động để phù hợp chiều sâu hố đào.
h/ Công tác thổi rửa đáy lỗ khoan:
– Để đảm bảo chất lượng của cọc và sự tiếp xúc trực tiếp giữa cọc và nền đất, cần tiến hành thổi rửa hố khoan trước khi đổ bê tông.
– Phương pháp thổi rửa lòng hố khoan: ta dùng phương pháp thổi khí.
– Việc thổi rửa tiến hành theo các bước sau:
+ Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan, ống thổi rửa có đường kính F90, chiều dài mỗi đoạn là 3m được thả vào giữa ống đổ. Các ống được nối với nhau bằng ren. Một số ống có chiều dài thay đổi 0,5m , 1,5m , 2m để lắp linh động, phù hợp với chiều sâu hố khoan. Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi giữa bên trong và bên ngoài. Phía trên cùng của ống thổi rửa có hai cửa, một cửa nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và cát về máy lọc, một cửa dẫn khí có F45, chiều dài bằng 80% chiều dài cọc.
ống Tremie, ống thổi rữa và lắp ống thổi rữa hố khoan
+ Tiến hành: Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong suốt thời gian thổi rửa đáy hố. Khí nén sẽ đẩy vật lắng đọng và dung dịch bentonite bẩn về máy lọc.
Lượng dung dịch sét bentonite trong hố khoan giảm xuống. Quá trình thổi rửa phải bổ sung dung dịch Bentonite liên tục. Chiều cao của nước bùn trong hố khoan phải cao hơn mực nước ngầm tại vị trí hố khoan là 1,5m để thành hố khoan mới tạo được màng ngăn nước, tạo được áp lực đủ lớn không cho nước từ ngoài hố khoan chảy vào trong hố khoan.
Thổi rửa khoảng 20 ¸ 30 phút thì lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan và giữa hố khoan lên để kiểm tra. Nếu chất lượng dung dịch đạt so với yêu cầu của quy định kỹ thuật và đo độ sâu hố khoan thấy phù hợp với chiều sâu hố khoan thì có thể dừng để chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép.
i/ Công tác đổ bê tông:
* Chuẩn bị :
– Thu hồi ống thổi khí.
– Tháo ống thu hồi dung dịch bentonite, thay vào đó là máng đổ bê tông trên miệng.
– Đổi ống cấp thành ống thu dung dịch bentonite trào ra do khối bê tông đổ vào chiếm chỗ.
* Thiết bị và vật liệu sử dụng:
Lắp ống đổ Bêtông, đổ bêtông trong dung dịch Bentonite và đo mặt dâng bêtông
Trước khi đổ bê tông người ta rút ống lên cách đáy cọc 30cm.
– Bê tông sử dụng:
Công tác bê tông cọc khoan nhồi yêu cầu phải dùng ống dẫn do vậy tỉ lệ cấp phối bê tông đòi hỏi phải có sự phù hợp với phương pháp này, nghĩa là bê tông ngoài việc đủ cường độ tính toán còn phải có đủ độ dẻo, độ linh động dễ chảy trong ống dẫn và không hay bị gián đoạn, loại bê tông có:
+ Độ sụt 18 đến 20
+ Cường độ thiết kế: Mác 300.
* Đổ bê tông :
– Lỗ khoan sau khi được vét ít hơn 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông. Nếu quá trình này quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch tại đáy hố khoan. Khi đặc tính của dung dịch không tốt thì phải thực hiện lưu chuyển dung dịch cho tới khi đạt yêu cầu.
– Với mẻ bê tông đầu tiên phải sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc dung dich khoan, loại trừ khoảng chân không khi đổ bê tông.
Tùy vào tình hình thực tế tại công trường, sẽ quyết định đổ bê tông từ xe bơm hay dùng xe chở bê tông chuyên dụng đổ trực tiếp vào phễu. Nếu dùng xe chở bê tông chuyên dụng phải có biện pháp gia cố chống tải trọng xe bê tông làm xạc vách hố khoan bằng cách lót 2 tấm thép dày 2cm phân bố tải trọng đều trên mặt đất. Đối với cọc thí nghiệm, do phải đổ bê tông lên tận mặt đất tự nhiên nên khi đổ bằng xe chở bê tông chuyên dụng, khi bê tông dâng lên cách mặt đất khoảng 2-3m thí ống đổ vẫn ngập trong bê tông từ 4-5m để dùng cấn cẩu nâng ống đổ lên (ống đổ vẫn ngập trong bê tông tối thiểu 2m) đồng thời nhồi ống đổ liên tục để bê tông trong ống đổ tạo áp đẩy bê tông trong hố khoan dâng lên.
Bê tông được đổ vào phểu sẽ đẩy nút hãm đi tận đáy hố. Nhấc ỗng dẫn lên để nút hãm và bê tông tháo ra ngoài lập tức hạ ống dẫn xuống để đoạn mũi ống dẫn ngập vào phần bê tông vừa mới tháo ra. Tiếp tục đổ bê tông vào phễu và được đổ liên tục. Bê tông được đưa xuống sâu trong lòng khối bê tông đổ trước, qua miệng ống tràn ra xung quanh để nâng phần bê tông lúc đầu lên. Bê tông được đổ liên tục đồng thời ống dẫn cũng cùng được rút lên dần với yêu cầu ống dẫn luôn chìm vào trong bê tông khoảng 2-3m.
Vì vậy bê tông cần phải có độ linh động lớn để phần bê tông rơi từ phễu xuống có thể gây ra áp lực đẩy được cột bê tông lên trên. Như vậy, chỉ có một lớp bê tông trên cùng tiếp xúc với nước được đẩy lên trên và phá bỏ sau này. Phần bê tông còn lại vẫn giữ nguyên chất lượng như khi chế tạo.
– Khi dung dịch Bentonite được đẩy trào ra thì cần dùng bơm cát để thu hồi kịp thời về máy lọc, tránh không để bê tông rơi vào Bentonite gây tác hại keo hoá làm tăng độ nhớt của Bentonite.
– Khi thấy đỉnh bê tông dâng lên gần tới cốt thép thì cần đổ từ từ tránh lực đẩy làm đứt mối hàn râu cốt thép vào vách.
– Để tránh hiện tượng tắc ống cần rút lên hạ xuống nhiều lần, nhưng ống vẫn phải ngập trong bê tông như yêu cầu trên.
– Ống đổ tháo đến đâu phải rửa sạch ngay. Vị trí rửa ống phải nằm xa cọc tránh nước chảy vào hố khoan.
Để đo bề mặt bê tông ta dùng quả dọi nặng có dây đo.
* Yêu cầu:
– Bê tông cung cấp tới công trường cần có độ sụt đúng qui định 18 đến 20 cm, do đó cần có người kiểm tra liên tục các mẻ bê tông. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông.
– Thời gian đổ bê tông không vượt quá 5 giờ.
– ống đổ bê tông phải kín, cách nước, đủ dài tới đáy hố.
– Miệng dưới của ống đổ bê tông cách đáy hố khoan 30 cm. Trong quá trình đổ miệng dưới của ống luôn ngập sâu trong bê tông đoạn 2 m.
– Không được kéo ống dẫn bê tông lên khỏi khối bê tông trong lòng cọc.
– Bê tông đổ liên tục tới vị trí đầu cọc.
* Xử lý bentonite thu hồi:
Bentonite sau khi thu hồi lẫn rất nhiều tạp chất, tỉ trọng và độ nhớt lớn. Do đó Bentonite lấy từ dưới hố khoan lên để đảm bảo chất lượng để dùng lại thì phải qua tái xử lý. Nhờ một sàng lọc dùng sức rung ly tâm, hàm lượng đất vụn trong dung dịch bentonite sẽ được giảm tới mức cho phép.
Bentonite sau khi xử lý phải đạt được các chỉ số sau (Tiêu chuẩn Nhật Bản):
– Tỉ trọng : 1.05 – 1.15 g/cm3.
– Độ nhớt : 18-45 giây.
– Hàm lượng cát: < 6%.
j. Lấp đầu cọc (đối với cọc đại trà)
– Tháo dỡ toàn bộ giá đỡ của ống phần trên.
– Cắt các thanh thép treo lồng thép.
– Lấp đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc, lấp bằng mặt đất tự nhiên
k/ Rút ống vách:
– Dùng máy rung để rút ống lên từ từ.
Để tránh trường hợp ống dẫn kéo lên không theo phương thẳng đứng làm thay đổi tiết diện cọc cần phải bố trí máy kính vĩ để theo dõi hai phương trong quá trình rút ống.
l/ Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
Đây là công tác rất quan trọng, nhằm phát hiện các thiếu sót của từng phần trước khi tiến hành thi công phần tiếp theo. Do đó, có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Công tác kiểm tra có trong cả 2 giai đoạn:
– Giai đoạn đang thi công .
– Giai đoạn đã thi công xong.
l1/ Kiểm tra trong giai đoạn thi công:
Công tác kiểm tra này được thực hiện đồng thời khi mỗi một giai đoạn thi công được tiến hành, và đã được nói trên sơ đồ quy trình thi công ở phần trên.
Sau đây có thể kể chi tiết ở một như sau:
– Định vị hố khoan:
Kiểm tra vị trí cọc căn cứ vào trục tạo độ gốc hay hệ trục công trình.
Kiểm tra cao trình mặt hố khoan.
Kiểm tra đường kính, độ thẳng đứng, chiều sâu hố khoan.
– Địa chất công trình:
Kiểm tra, mô tả loại đất gặp phải trong mỗi 2m khoan và tại đáy hố khoan, cần có sự so sánh với số liệu khảo sát được cung cấp.
– Dung dịch khoan Bentonite:
Kiểm tra các chỉ tiêu của Bentonite như đã trình bày ở phần: “Công tác khoan tạo lỗ“.
– Cốt thép:
Kiểm tra chủng loại cốt thép.
Kiểm tra kích thước lồng thép, số lượng thép, chiều dài nối chồng, số lượng các mối nối.
Kiểm tra vệ sinh thép : gỉ, đất cát bám…
Kiểm tra các chi tiết đặt sẵn: thép gấp bảo vệ, móc, khung thép chống đẩy nổi, ..
– Đáy hố khoan :
Đây là công việc quan trọng vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến độ lún nghiêm trọng cho công trình .
Kiểm tra lớp mùn dưới đáy lỗ khoan trước và sau khi đặt lồng thép.
Đo chiều sâu hố khoan sau khi vét đáy.
– Bê tông:
Kiểm tra độ sụt .
Kiểm tra cốt liệu lớn.
l2/ Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đã thi công xong:
Công tác này nhằm đánh giá cọc, phát hiện và sửa chữa các khuyết tật đã xảy ra.
Có 2 phương pháp kiểm tra:
* Phương pháp tĩnh:
– Gia tải trọng tĩnh:
Nội dung của phương pháp: Đặt lên đầu cọc một sức nén; tăng chậm tải trọng lên cọc theo một qui trình rồi quan sát biến dạng lún của đầu cọc. Khi đạt đến lượng tải thiết kế với hệ số an toàn từ 2¸3 lần so với sức chịu tính toán của cọc mà cọc không bị lún quá trị số định trước cũng như độ lún dư qui định thì cọc coi là đạt yêu cầu.
Tốc độ dịch chuyển không đổi: Nhằm đánh giá khả năng chịu tải giới hạn của cọc, thí nghiệm thực hiện rất nhanh chỉ vài giờ đông hồ.
Thí nghiệm nén tĩnh.
– Phương pháp khoan lấy mẫu:
Khoan lấy mẫu bê tông có đường kính 50¸150mm từ các độ sâu khác nhau. Bằng cách này có thể đánh giá chất lượng cọc qua tính liên tục của nó. Cũng có thể đem mẫu để nén để thử cường độ của bê tông.
– Phương pháp siêu âm:
Phương pháp này đánh giá chất lượng bê tông và khuyết tật của cọc thông qua quan hệ tốc độ truyền sóng và cường độ bê tông. Nguyên tắc là đo tốc độ và cường độ truyền sóng siêu âm qua môi trường bê tông để tìm khuyết tật của cọc theo chiều sâu.
* Phương pháp động:
– Phương pháp động hay dùng là phương pháp rung.
– Nội dung của phương pháp:
Cọc thí nghiệm được rung cưỡng bức với biên độ không đổi trong khi tần số thay đổi. Khi đó vận tốc dịch chuyển của cọc được đo bằng các đầu đo chuyên dụng.
Khuyết tật của cọc như sự biến đổi về chất lượng bê tông, sự giảm yếu thiết diện được đánh giá thông qua tần số cộng hưởng.
Þ Nói chung các phương pháp động khá phức tạp, đòi hỏi cần chuyên gia có trình độ chuyên môn cao.
Chọn phương pháp siêu âm để kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công.