Gạch không nung là gì?

Gạch không nung là gì?

Gạch không nung là loại gạch xây, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước… mà không cần qua nhiệt độ.Độ bềncủa viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.

Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,…

Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông, gạch xi măng,… tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.

Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình.Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí.
Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang dần trở nên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân golf, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,…

 

Hình ảnh sản phẩm gạch không nung

Hình ảnh sản phẩm gạch không nung

 Gạch không nung có thể sử dụng cho nhiều loại công trình xây dựng khác nhau, từ các tòa nhà cao tầng tới các công trình phụ trợ. Thậm chí nó có thể ứng dụng vào xây tường, kè đê, lát nền và trang trí. Ngày nay, loại gạch này chiếm được niềm tin của các nhà thầu xây dựng, nó đang được ưu tiên để phát triển và đang dần phổ biến hơn.

Công trình sử dụng gạch không nung

Công trình xây dựng sử dụng gạch không nung

Ưu – Nhược điểm của gạch không nung

Hiện nay trong ngành xây dựng, gạch không nung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với gạch đất nung và ngày càng được tin dùng. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những nhược điểm của nó. Quan trọng là bạn phải tìm được cách khắc phục những khuyết điểm ấy một cách triệt để, để có thể ứng dụng và phát triển được những lợi thế của nó.

Ưu điểm của gạch không nung

Trong quy trình sản xuất gạch không nung, người ta không sử dụng tới nguyên liệu là đất, vì vậy mà nguồn tài nguyên đất (nông nghiệp) không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất không trải qua công đoạn nung gạch, do đó tiết kiệm được nguồn nhiên liệu và không gây ô nhiễm môi trường do khói nung thải ra.

Gạch không nung được tạo ra từ các nguyên vật liệu khá phòng phú. Những nguyên liệu này đều có sẵn hoặc được sản xuất trong nước: đá mạt, xi măng, cát vàng,… Vì vậy các sản phẩm được tạo ra tương đối đa dạng. Dây chuyền sản xuất gạch không nung phần lớn đều được tự động hóa và kích thước không quá cồng kềnh, do vậy nguồn nhân công không cần phải có quá nhiều. 

Ưu điểm của gạch không nung trong xây dựng các tòa nhà cao ốc

 Cường độ chịu lực được coi là ưu điểm vượt trội nhất của gạch không nung. Vì nó có thể chịu được cường độ lực rất tốt, cho nên trong ngành xây dựng nó hoàn toàn đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu về kỹ thuật dù là khắc nghiệt nhất. Trong quá trình sản xuất, nó cho phép giảm bớt lượng xi măng phối liệu nhằm tiết kiệm chi phí tại các khu vực yêu cầu trí cường độ không lớn.

 

gạch không nung dùng trong xây dựng các tòa nhà

Gạch không nung sử dụng trong xây dựng các tòa nhà

Cách âm, cách nhiệt, chống thấm,.. đều là những tính năng không thể phủ nhận của gạch không nung. Điều này phù hợp với kết cấu của từng viên gạch cũng như cấp phối vữa bê tông. Khi sử dụng loại gạch này sẽ giúp tăng tiến độ xây dựng công trình, giảm bớt chi phí cho nhân công vì thể tích của gạch không nung lớn hơn 2 – 11 lần so với thể tích của gạch nung truyền thống. Lượng vữa xây có thể giảm lên tới 2.5 lần so với việc xây dựng bằng gạch truyền thống.

Khi sử dụng gạch không nung, người sử dụng hoàn toàn có thể tiết kiệm được thời gian cũng như tài chính và rất đơn giản trong quá trình xây dựng. Nó đồng nhất về kích thước và đạt được những yêu cầu của các công trình có yêu cầu về độ thẩm mỹ cao. 

Ưu điểm gạch không nung lát đường

Tương tự như trên, vì gạch không nung có tính chịu lực cao cho nên khi sử dụng trong lát đường giúp giảm thời gian thi công. Các công trình hoàn thành xong thì có thể sử dụng được ngay. Công nhân thi công trong quá trình thực hiện không cần phải trát mạch, vì thế đây chính là cách tiết kiệm vật liệu. Nó phù hợp với hầu hết các loại đường, vỉa hè có hình dạng, kích thước khác nhau. Đặc biệt, với vỉa hè nó có tính năng thoát nước cực tốt.

Gạch không nung lát vỉa hè

 gạch không nung dùng trong lát đường

Nhược điểm của gạch không nung

Với những ưu điểm kể trên thì gạch không nung cũng còn tồn tại một số nược điểm. Do nguyên liệu sản xuất là cát, đá cho nên làm tăng cao nhu cầu khai thác cát, đá. Dù trong quá trình sản xuất và thi công ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng xi măng, bột nhôm,… các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng phần nào gây ô nhiễm.

 

Bất cứ loại gạch nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng gạch không nung vẫn là loại gạch hạn chế được các nhược điểm nhất nhiều nhất và nó vẫn là sự lựa chọn lựa chọn lý tưởng cho các công trình.